Training increases health and hygiene awareness
With training in water hygiene and sanitation, communities from three islands in Lekutu, Fiji, are drastically improving their health.
Read more
This website may not work correctly in Internet Explorer. We recommend switching to a more secure modern web browser such as Microsoft Edge which is already installed on your computer.
Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết là bệnh phổ biến tại khu vực miền Nam và duyên hải miền Trung. Trung bình mỗi năm có hơn 90.000 ca bệnh được ghi nhận, trong đó 70% ca mắc tại miền Nam. Tuy nhiên, còn có hàng trăm nghìn ca bệnh khác không được phát hiện. Hiện nay, chưa có vắc-xin hiệu quả cũng như phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, do đó, việc kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh là các bước thiết yếu để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tổ chức Action on Poverty, Chương trình Muỗi Thế giới (World Mosquito Program) và Viện Pasteur đã phối hợp triển khai phương pháp Wolbachia – một phương pháp tự nhiên, an toàn và bền vững để loại trừ các bệnh do muỗi truyền, bao gồm bệnh sốt xuất huyết, tại hai thành phố ở miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, việc thuyết phục người dân chấp nhận những thay đổi mới là điều không hề dễ dàng. Do đó, giai đoạn đầu tiên của dự án tập trung vào việc kết nối với cộng đồng, đảm bảo người dân được thông tin đầy đủ về phương pháp Wolbachia. Chỉ khi bà con hiểu rõ và đồng thuận thì dự án thả muỗi mới có thể triển khai. Đây là lúc những tiếng nói cộng đồng như bà Tùng đóng vai trò quan trọng.
Bà Tùng sống tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sau khi nghỉ hưu, bà làm tình nguyện viên tại trạm y tế phường nơi bà sinh sống. Trong hơn mười năm qua, công việc của bà là giúp cộng đồng hiểu cách phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.
Bà biết đến dự án Muỗi Việt Nam (WMP Việt Nam) khi được trạm y tế mời tham gia vào chiến dịch truyền thông về sốt xuất huyết. Khác với những gì bà từng được biết rằng cách tốt nhất để giảm sốt xuất huyết là giảm số lượng muỗi, lần này, họ lại nói sẽ gia tăng thêm quần thể muỗi.
“Làm sao nhiều muỗi hơn lại có thể ngăn ngừa sốt xuất huyết? Điều đó sẽ thay đổi được gì?” bà thắc mắc. Khi đó, thuật ngữ “Wolbachia” đã được giới thiệu cho bà.
Wolbachia là vi khuẩn tự nhiên, vô hại, có trong khoảng 60% các loài côn trùng. Khi được đưa vào muỗi Aedes aegypti, Wolbachia có khả năng làm giảm khả năng truyền các loại virus như Zika, sốt xuất huyết, chikungunya và sốt vàng sang người.
Sau các buổi tập huấn về phương pháp Wolbachia và nhìn thấy thành công của phương pháp này ở các quốc gia khác, bà Tùng hy vọng rằng thành phố của bà cũng sẽ có một tương lai không còn sốt xuất huyết. Bà quyết định tham gia dự án với vai trò tình nguyện viên kết nối cộng đồng, giúp người dân hiểu rõ về phương pháp Wolbachia.
“Điều này đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn,” bà chia sẻ.
Giúp người khác hiểu rõ phương pháp này khó khăn hơn bà tưởng. Bà đặt mình vào vị trí của họ, hiểu rằng những lo ngại của họ giống như của bà trong những ngày đầu. “Tôi sử dụng những thông tin mà tôi đã học được từ các buổi tập huấn, như cách diễn đạt thân thiện, video và tờ rơi để giải thích cho họ. Và điều đó đã có hiệu quả,” bà nói.
Hầu hết người dân trong cộng đồng của bà đều đã từng mắc sốt xuất huyết. Chi phí điều trị tốn kém gây khó khăn tài chính cho họ, và thời gian hồi phục cũng ảnh hưởng đến khả năng lao động kiếm sống của họ.
“Số tiền phải chi trả cho một bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bằng chi phí sinh hoạt của hai người trong một tháng. Chúng tôi đều mong muốn rằng bệnh sốt xuất huyết sẽ không còn là mối lo ngại về sức khỏe và tài chính trong cộng đồng.”
Với sự đóng góp của những người như bà Tùng, dự án đã nhận được “đèn xanh” để được phép triển khai hoạt động. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia đã được thả ra môi trường vào cuối tháng 3 năm 2022.
Sau khi được thả, vi khuẩn tự nhiên này sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Qua thời gian, ngày càng nhiều muỗi mang Wolbachia, từ đó giảm khả năng lây truyền virus sang người. Khi đã thả muỗi, không cần tái thả nữa, vì những con muỗi sẽ tự làm công việc của chúng ta, giúp cộng đồng giảm chi phí phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Bà Tùng và cộng đồng của bà đã sẵn sàng chào đón Wolbachia
“Chúng tôi mong chờ được nhìn thấy những con muỗi mang Wolbachia này,” bà nói.
"Số tiền phải chi trả cho một bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bằng chi phí sinh hoạt của hai người trong một tháng. Chúng tôi đều mong muốn rằng bệnh sốt xuất huyết sẽ không còn là mối lo ngại về sức khỏe và tài chính trong cộng đồng."
Gặp gỡ những đối tác trên hành trình cùng chúng tôi xây dựng một thế giới công bằng và bình đẳng. Xin lưu ý chúng tôi hiện chỉ cung cấp bản tiếng Việt các câu chuyện tác động tại Việt Nam.
With training in water hygiene and sanitation, communities from three islands in Lekutu, Fiji, are drastically improving their health.
With mental health support, Domingos is overcoming trauma and poverty to develop a new livelihood through agriculture.
Action on Poverty operates the World Mosquito Program's Asia hub in Ho Chi Minh City, and supports its game-changing research...