9x đồng hành cùng sự phát triển của quê hương
Là chủ homestay đồng thời điều phối các hoạt động du lịch tại xóm Đá Bia, huyện Đà Bắc, Trang...
Read more
This website may not work correctly in Internet Explorer. We recommend switching to a more secure modern web browser such as Microsoft Edge which is already installed on your computer.
Mô hình du lịch cộng đồng đã giúp cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình dân tộc thiểu số tại Đà Bắc.
Đà Bắc là một huyện nông thôn miền núi thuộc tỉnh Hòa Bình 43% dân số sống ở mức nghèo. Phần lớn dân số, với 72% là người dân tộc thiểu số, sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vào cuối những năm 1980, việc di rời của các hộ gia đình do xây dựng đập thủy điện Hòa Bình đã làm gia tăng nhanh chóng tỉ lệ nghèo. Buộc phải di rời từ vùng đất màu mỡ lên núi cao, người dân nơi đây phải đối mặt với nhiều thách thức để duy trì cuộc sống.
Hai vợ chồng anh Nhất và chị Quý sống tại xóm Sưng, là một xóm vùng cao của người Dao thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Trước khi tham gia du lịch cộng đồng, anh Nhất và chị Quý nỗ lực kiếm sống bằng nghề nông để phụng dưỡng cha mẹ và trang trải chi phí học tập cho con cái. Tuy nhiên, với nguồn thu nhập không ổn định, anh Nhất từng có ý định xa gia đình để đi tìm việc ở thành phố lớn.
Ở Việt Nam, dự án Du lịch Cộng đồng (Community-based Tourism – CBT) của Action on Poverty (AOP) giúp người dân tộc thiểu số phát triển sinh kế dài hạn dựa trên nguồn lực tự nhiên và văn hoá bản địa đặc sắc của địa phương.
Thành công của dự án CBT tại các xóm lân cận đã mở ra niềm hi vọng cho anh Nhất và chị Quý. Sau khi bàn bạc với gia đình, hai anh chị quyết định cải tạo nhà riêng thành homestay và kiếm sống chủ yếu thông qua du lịch.
Với một khoản vay nhỏ, anh Nhất và chị Quý đã cải tạo nhà, sắm sửa trang thiết bị, ví dụ như phòng tắm, để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế. Tuy vậy, họ vẫn giữ lại những nét trang trí nội thất truyền thống của người Dao.
Hai anh chị đã tham gia các khoá tập huấn về kĩ năng đón tiếp khách, giao tiếp tiếng Anh, nấu ăn và dọn dẹp vệ sinh. Vào năm 2018, họ đã đón đoàn khách đầu tiên đến với homestay Nhất Quý.
Sau một năm làm du lịch, hai vợ chồng nhà Nhất Quý đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ cả khách du lịch trong nước và quốc tế. Họ đều là những người thích trải nghiệm văn hoá truyền thống của người Dao và khám phá hang động, núi, rừng.
Thu nhập của anh Nhất và chị Quý đã được cải thiện một cách đáng kể. Với trung bình 15 triệu đồng họ kiếm được từ du lịch hàng tháng, chất lượng cuộc sống của cả gia đình cũng như việc học cho các con được đảm bảo.
Anh Nhất nói: “Nhờ có dự án CBT mà gia đình chúng tôi được giới thiệu về văn hoá và đời sống của người Dao với du khách. Tôi chưa từng nghĩ sẽ có một ngày mình có thể phục vụ khách du lịch nước ngoài như thế này. Thu nhập đến từ du lịch cũng giúp ba thế hệ trong gia đình chúng tôi có cuộc sống tốt hơn mà không phải ra thành phố.”
Mô hình du lịch cộng đồng anh Nhất và chị Quý tham gia được hỗ trợ bởi Cơ quan Viện trợ Ireland (Irish Aid) và Chính phủ Australia.
Một món quà ý nghĩa giúp những gia đình như anh Nhất và chị Quý xây dựng sinh kế bền vững, bạn có thể gửi tặng hôm nay?
Tôi chưa từng nghĩ sẽ có một ngày mình có thể phục vụ khách du lịch nước ngoài như thế này. Thu nhập đến từ du lịch cũng giúp ba thế hệ trong gia đình chúng tôi có cuộc sống tốt hơn mà không phải ra thành phố.
Gặp gỡ những đối tác trên hành trình cùng chúng tôi xây dựng một thế giới công bằng và bình đẳng. Xin lưu ý chúng tôi hiện chỉ cung cấp bản tiếng Việt các câu chuyện tác động tại Việt Nam.
Là chủ homestay đồng thời điều phối các hoạt động du lịch tại xóm Đá Bia, huyện Đà Bắc, Trang...
Chỉ trong hai năm, sản lượng cá của gia đình anh Xa Văn Duy đã tăng gấp đôi. Anh hào...