Vì quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp của nông dân Việt Nam
Anh Luận là một trong 2500 người hưởng lợi từ các dự án về Quản trị của AOP tại Việt...
Read more
This website may not work correctly in Internet Explorer. We recommend switching to a more secure modern web browser such as Microsoft Edge which is already installed on your computer.
Tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, chèo thuyền kayak không chỉ là một hoạt động giải trí phổ biến đối với du khách mà còn là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng đối với các nhóm dân tộc thiểu số tham gia vào dự án du lịch cộng đồng (CBT).
Ông Đệ và bà Luốt sống tại xóm Ké, toạ lạc bên bờ sông Đà. Do vị trí địa lý hẻo lánh, người dân tại xóm Ké có rất ít cơ hội việc làm và gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng cũng như tiếp cận các dịch vụ công. Tuy nhiên, thông qua dự án CBT, ông Đệ và bà Luốt đã có những phương thức mới để tạo ra sinh kế.
CBT là một hình thức du lịch có trách nhiệm với xã hội và môi trường, giúp các dân tộc thiểu số ở những vùng nghèo khó và hẻo lánh của Việt Nam tăng thu nhập đồng thời bảo tồn văn hóa độc đáo của họ. Người dân địa phương đã có nhiều loại hình dịch vụ dành cho cả khách du lịch trong nước và quốc tế như homestay, tour có hướng dẫn viên, biểu diễn âm nhạc, múa truyền thống và tắm lá thuốc.
Trong khuôn khổ dự án CBT, ông Đệ và bà Luốt đã được tham gia các lớp học nâng cao về kinh doanh và kinh tế gia đình. Với những kỹ năng này, gia đình đã khởi nghiệp với việc nuôi ong và gà để phục vụ du khách tại các homestay ở xóm Ké.
Nhận thấy tác động tích cực của du lịch đối với cộng đồng, ông Đệ và bà Luốt đã quyết định mở thêm dịch vụ cho thuê thuyền kayak.
“Nhận thấy cơ hội cải thiện kinh tế gia đình, chúng tôi đã quyết định mua năm chiếc thuyền kayak và một chiếc thuyền chở khách để phục vụ du khách,” bà Luốt chia sẻ.
Dịch vụ chèo thuyền kayak ở huyện Đà Bắc đã phát triển mạnh mẽ và hiện đang rất thuận lợi. Người dân xóm Ké thậm chí còn gọi vui ông Đệ và bà Luốt là “Ông và bà Kayak”.
“Thu nhập của gia đình tôi đã tăng gấp đôi,” ông Đệ nói. “Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất là gia đình và cộng đồng đã chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất theo định hướng thị trường. Chúng tôi biết cách nhận diện nhu cầu thị trường và cải thiện sản phẩm của mình, và chúng tôi biết cách tận dụng các cơ hội từ dự án CBT để phát triển kinh doanh”.
Một món quà ý nghĩa giúp tiếng nói các cộng đồng yếu thế trên thế giới được lắng nghe, bạn có thể gửi tặng hôm nay?
CBT là một hình thức du lịch có trách nhiệm với xã hội và môi trường, giúp các dân tộc thiểu số ở những vùng nghèo khó và hẻo lánh của Việt Nam tăng thu nhập đồng thời bảo tồn văn hóa độc đáo của họ.
Gặp gỡ những đối tác trên hành trình cùng chúng tôi xây dựng một thế giới công bằng và bình đẳng. Xin lưu ý chúng tôi hiện chỉ cung cấp bản tiếng Việt các câu chuyện tác động tại Việt Nam.
Anh Luận là một trong 2500 người hưởng lợi từ các dự án về Quản trị của AOP tại Việt...
Với khoản vay nhỏ từ Quỹ Phát triển Cộng đồng, chị Luyến hiện đã có hai công việc kinh doanh...
Là chủ homestay đồng thời điều phối các hoạt động du lịch tại xóm Đá Bia, huyện Đà Bắc, Trang...